Loading...

Giải pháp máy trạm Gaming workstation

Date 06/01/2020
Bạn có biết sự khác nhau cơ bản giữa một gaming workstation và một chiếc máy tính thông thường? Đó là khi dùng để chơi game, phần cứng của máy trạm gaming sẽ được nâng cấp cao hơn, từ Ram, cpu, bộ nhớ, và đặc biệt là card đồ họa

Giải pháp máy trạm Gaming workstation

Qúa trình phát triển của máy tính chơi game 
Nếu bạn là người yêu thích game, chơi game chuyên nghiệp hẳn sẽ có biết đến sự phát triển của các máy chơi game từ những ngày. Khi ngành game mới bắt đầu chưa có những Workstation chuyên dụng gaming, những máy tính chơi game hồi đó to như cái thùng, đồ họa và âm thanh khá cơ bản. Tiếp sau đó là giai đoạn của máy tính chơi game hệ game cầm tay cũng nổi đình nổi đám một thời.

Và gần đây nhất, với sự mạnh mẽ của CNTT, ngành game trực tuyến online với sự nở rộ của workstation gaming pc có đồ họa bắt mắt, khai thác tối đa khả năng, tính tò mò, mang lại niềm say mê cho người chơi.

Ngày nay với sự phát triển mạnh của các dòng Workstation chuyên dụng xử lý 3D, máy trạm đồ họa, game có đồ họa chuyên nghiệp được chạy trên những chiếc máy trạm gaming cấu hình khủng đã thay đổi hoàn toàn ngành game giải trí.

Cách dựng cấu hình máy trạm cho game
Những người chơi game hiện nay, kể cả chuyên lẫn không chuyên đều có xu hướng tự xây dựng cho mình một cấu hình game phù hợp tại nhà để chơi những trò chơi mình thích một cách thoải mái với một cấu hình máy mượt mà, ổn  định và tương thích với nhiều loại game có đồ họa phức tạp.

Và để có được một tựa game như ý bạn phải có một cấu hình máy trạm cho game hoàn hảo, đồng bộ từ Mainboard, CPU, Card đồ họa, RAM, Ổ cứng HDD, SSD, vỏ máy, Màn hình, Bộ nguồn,…

Cấu hình một chiếc máy trạm gaming khác với một chiếc máy trạm thông thường được sử dụng với mục đích thiết kế, Render, quản lý, tính toán,…do chính đặc thù của nhiệm vụ nó phải nhận: hiệu năng cao, ổn định, có thể kết nối với nhau qua mạng máy tính và phục vụ đồng thời nhiều User cùng lúc, những thứ này rất cần cho người chơi game.

Xác định mục tiêu xây dựng cấu hình máy trạm
Đúng vậy, đầu tiên bạn phải xác định đúng mục tiêu, rằng việc xây dựng cấu hình máy chỉ có một chức năng duy nhất là chơi game, hay nó còn phục vụ cho những công việc khác, chẳng hạn bạn là một kỹ sư thì chắc hẳn chiếc máy này không chỉ có một nhiệm vụ đơn thuần. Vì sao phải xác định như vậy, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn lựa chọn phần cứng cho máy nhằm tối đa hóa công năng,và quan trọng hơn hết_ hợp với túi tiền của bạn, đây mới là cái người dùng đắn đo nhất.

Vì sao nói tự dựng cấu hình máy tính chơi game không rẻ?
Thực tế mà nói, có nhiều người đã tự lên cấu hình cho riêng mình, nhưng chi phí có thể nói là không rẻ hơn nhiều so với mua sẵn một máy trạm cho game có sẵn, lại còn mất nhiều công sức nữa, vì sao lại như vậy? Có 2 lý do. Thứ nhất bạn mua những phần cứng không tương thích và đồng bộ với nhau, ví dụ với một Ram 4G là vừa đủ với hệ thống, nhưng để chắc ăn, bạn chơi hẳn Ram 8G vì nghĩ rằng càng nhiều càng tốt. Việc này không chỉ dẫn đến lãng phí tài nguyên, không tương thích với các phần cứng khác, mà đơn giản là khá tốn tiền. Thứ 2, đối với dân không sành công nghệ, bạn khó mà mua được đúng giá, chứ đừng nói là mua rẻ, không cẩn thận còn bị lừa, mua phải hàng rởm, tiền mất tật mang. Đây là nguyên nhân chính mà nhiều người dùng thắc mắc tại sao tự xây dựng cấu hình máy mà giá tổng cả lại cao thế.

Chính vì vậy, để có một cấu hình máy chơi game tối ưu, tốt nhất bạn nên nhờ trợ giúp của một đơn vị công nghệ có uy tín, ngoài được tư vấn cho đúng mục tiêu sử dụng, bạn còn được đảm bảo về chất lượng máy cũng như giá cả phải chăng nhất.

Phần cứng máy trạm gaming
Đương nhiên là cũng bao gồm các bộ phận như một chiếc máy tính bình thường, chúng tôi xin liệt kê để mọi người nắm rõ:

Bộ xử lý CPU
Bộ nhớ (RAM)
Bo mạch chủ
Bộ xử lý đồ họa GPU (Card đồ họa)
Bộ nhớ: ổ cứng thể rắn SSD hoặc ổ đĩa cứng HDD
Thiết bị nguồn cấp điện (PSU)
Tản nhiệt hệ thống, tản nhiệt CPU và hệ thống thông khí vỏ máy
Vỏ máy
Thiết bị ngoại vi để chơi game (bàn phím, chuột, tai nghe)
Màn hình máy tính

Những lưu ý khi cấu hình máy trạm Gaming
1 là lựa chọn ổ cứng
Để vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm nhất bạn nên mua 2 loại ổ cứng: 1 ổ SSD có dung lượng khoảng 120 GB để chứa hệ điều hành và 1 ổ HDD từ 500GB – 1TB là OK để lưu trữ dữ liệu.

2 là lựa chọn bo mạch chủ (Mainboard)
Một lưu ý quan trọng là nên chọn những loại có khả năng nâng cấp sau này để có thể lên đời, phục vụ nhiều công việc hơn.

3 là lựa chọn Ram
Với những Game thông dụng hiện hay thì khoảng 8 – 16 GB là thoải mái. Có một mẹo nhỏ khi lựa Ram, đó là nên tăng số lượng Ram cao nhất có thể trong hệ thống, ví dụ dùng 2 Ram 2G sẽ tốt hơn 1 ram 4G với lý do dữ liệu sẽ được phân luồng nên tốc độ sẽ cao hơn, kiểu như phân làn đường thì xe cộ sẽ lưu thông tốt hơn vậy.

4 là lựa chọn card đồ họa
Những công việc liên quan đến thiết kế các phần mềm kỹ thuật xây dựng, giao thông như AutoCad, Mastercam,..thì mặc định dùng Nvidia là hợp lý nhất, được nhiều người dùng đánh giá cao. Còn với Game thì sao?

Đối với các Game nặng: Lựa chọn Card GeFoce của NVIDIA hoặc là Card Radeon của AMD
Còn với các game khác, bạn có thể lựa chọn phương án là kết hợp chơi game với công việc như thiết kế đồ họa, Render video,.. cho hiệu quả. Có thể chọn Card Quadro của NVIDIA hoặc AMD là hợp lý nhất.

5 là lựa chọn nguồn cung cấp điện PSU
Đây cũng là một bộ phận rất quan trọng nhưng không được nhiều người chú ý. Nguồn mà yếu hoặc chập chờn thì không những ảnh hưởng đến trò chơi mà còn làm giảm tuổi thọ hoặc hỏng các phần cứng trong hệ thống

Thông số nguồn thông thường từ 400W – 600W, tùy thuộc vào hệ thống.

6 là lựa chọn màn hình
Ai chơi Game cũng biết, màn hình phải to, rõ nét thì chơi mới sướng, theo đó sẽ có một số điểm lưu ý như  sau:

– Kích thước & độ phân giải: Càng cao càng tốt.
– Độ tương phản động: Không quan trọng lắn
– Độ tương phản tĩnh: Càng cao càng tốt.
– Thời gian đáp ứng (ms): Càng nhỏ càng tốt.
– Dải màu: Càng cao càng tốt.
– Góc nhìn: cao càng tốt.

7 là lựa chọn tản nhiệt
Chưa nói gì đến các máy cao cấp, máy tính bình thường chúng ta cũng cần phải để ý đến điều này, bởi lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt đọng có thể sẽ gây hại cho máy

Thông thường, card đồ họa sẽ được gắn sẵn quạt để tản nhiệt và các thùng máy được gắn sẵn quạt thông hơi với các máy tính thường, còn đối với máy tính cho game bạn cần có hệ thống tản nhiệt riêng.

Có hai cách làm mát phổ biến hiện nay: tản nhiệt bằng khí và bằng chất lỏng. Hệ thống tản nhiệt bằng không khí sẽ tiết kiệm hơn, dễ lắp đặt cũng như tháo ra để lau chùi. Còn với hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng có thể sẽ tốn kém hơn nhưng cho hiệu quả cao hơn, và phương pháp này thường được sử dụng với những máy tính chơi game cấu hình cao.

8 là thiết bị ngoại vi để chơi game 
Nói thực ra cái này phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Bởi vì nó có giá trị không cao lắm, hơn nữa mỗi người có sở thích dùng mỗi loại bàn phím, chuột,.. riêng. Tuy nhiên để bạn chơi game được mượt mà và cũng để tương xứng với các bộ phận phần cứng bạn đã chọn kia thì cái này cũng nên lưu ý.

Giới thiệu một số cấu hình máy tính cho game
Chúng tôi xin đưa ra 2 cấu hình máy tính có giá dưới 20 triệu mà chúng tôi nghĩ phù hợp với phần đông số người chơi Game hiện nay.

Cấu hình tham khảo 1

  • Bộ nhớ CPU: Intel Xeon E3-1231V3 3.4GHz (3.7GHz Turbo Boost ) Haswell LGA 1150
  • Ram : Gskill Aegis 8GB ( 1x8GB ) DDR3 Bus 1600 cas 11
  • Mainboard : Asus B85M-Gamer – LGA 1150
  • Card màn hình: Palit Nvidia GTX 950 StormX Dual 2GB ( 128 Bit ) DDR5
  • Nguồn máy tính PSU: Andyson M5 500W Japan Cap Single Rail – 80 Plus Bronze PSU
  • Ổ cứng HDD : Western Digital Caviar Blue 1TB – 64MB cache – 7200 vòng – Sata 3
  • Màn hình : Dell Professional P2314H – AH-IPS Led Full HD LCD

Cấu hình tham khảo 2

  • Bộ nhớ CPU: INTEL XEON E3-1231V3 3.4GHZ (3.8GHZ TURBO BOOST ) HASWELL
  • Mainboard: Intel MSI B85M-E45- LGA 1150
  • Ổ cứng: SSD PLEXTOR M7V 256G SATA 3
  • Card đồ họa: Card MSI GTX 1060 6GT OC (TIGER)
  • Sử dụng 2 Ram: RAM 1: G.SKILL RIPJAWS X 8GB (1X 8GB) DDR3 BUS 160 / RAM 2: G.SKILL RIPJAWS X 8GB (1X 8GB) DDR3 BUS 1600
  • Nguồn điện: COUGAR STX 450 A.PFC
  • Hệ thống tản nhiệt : AARDWOLF GREEN ARROW – 4 HEATPILE BLUE LED

Có nên tự xây dựng cấu hình Gaming Workstation?
Vấn đề này chúng tôi đã đề cập bên trên. Nếu bạn là người am hiểu về công nghệ thì vấn đề này không khó, bạn có thể tự lên danh sách các cấu hình và giá tiền cho mỗi loại, sau đó mua về và tự lắp ráp, chắc chắn sẽ khá rẻ. Nhưng đa phần người dùng hiện nay khó có thể nắm bắt được tính chất toàn bộ các phần cứng trong máy, chưa kể các bộ phận đó được thay đổi bởi các phiên bản khác tốt hơn mà chúng ta không biết. Tóm lại lời khuyên chân thành là chúng ta nên nhờ đến sự giúp đỡ của các đơn vị về công nghệ, chuyên cung cấp phần cứng máy tính và có uy tín.

Dựng cấu hình Gaming Workstation ở đâu giá rẻ?
VNPT cung cấp các Sản phẩm & Dịch vụ công nghệ. Tại đây chúng tôi có

  • Đội ngũ chuyên gia về công nghệ nhiều kinh nghiệm.
  • Là đối tác với nhiều hãng công nghệ lớn như Dell, Hp, Supermicro,..chúng tôi bảo đảm hàng chính hãng mới nhất, bảo hành, bảo trì theo đúng định kỳ
  • Là đơn vị uy tín trong nước, chúng tôi cung cấp dịch vụ chất lượng, liên tục đưa ra những gói khuyến mại, chính sách đổi trả được áp dụng, gói giải pháp đầu cuối mang đến sự tiện lợi cho người dùng, v.v
Other News
Read more »
So sánh Dịch vụ truy cập máy tính từ xa RDS với dịch vụ Ảo hóa hạ tầng máy trạm VDI
04/04/2020
1571
So sánh Dịch vụ truy cập máy tính từ xa RDS với dịch vụ Ảo hóa hạ tầng máy trạm VDI
Trong công cuộc chuyển đổi số ngày nay, các công ty luôn mong muốn áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm mang lại sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tăng năng suất, đáp ứng các yêu cầu hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai. Ảo hóa máy tính để bàn (Desktop virtualization) là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong xu hướng công nghệ, nó có khả năng cung cấp hiệu suất cao, bảo mật cao và tính linh hoạt cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Trong đó, dịch vụ truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Service - RDS) hoặc ảo hóa hạ tầng máy trạm (Virutal Desktop Infrastructure - VDI) đều có thể đáp ứng được nhu cầu về ảo hóa máy tính để bàn của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự tương đồng và khác biệt, điểm mạnh và điểm yếu của 2 giải pháp
Giải Pháp Máy Trạm Workstation Render
06/01/2020
1080
Giải Pháp Máy Trạm Workstation Render
Để tìm hiểu giải pháp workstation render đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem Render là gì và máy trạm render hoạt động như thế nào.
HP ra mắt Z8 tối đa 56 lõi, Ram 3TB, 9 khe PCIe, 1700 W
06/01/2020
1508
HP ra mắt Z8 tối đa 56 lõi, Ram 3TB, 9 khe PCIe, 1700 W
HP mới đây đã cập nhật dòng máy trạm Z8 dual-processor mạnh nhất trong hệ thống. Máy trạm HP Z8 sẽ là đỉnh cao của các máy tính của HP để sử dụng cá nhân và chuyên nghiệp và giá của nó trong cấu hình cao cấp sẽ vượt qua cả những máy chơi game hàng đầu.
HP Z840 – Sản phẩm cao cấp nhất thuộc dòng Z
06/01/2020
1357
HP Z840 – Sản phẩm cao cấp nhất thuộc dòng Z
Z840 là máy trạm cao cấp nhất trong dòng Z của HP, có nhiều các tính năng kỹ thuật cải thiện đáng kể so với các dòng trước.
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa
06/01/2020
1017
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa là một xu hướng mới của người dùng chuyên nghiệp, các đơn vị hay doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa, thay cho những chiếc máy tính thông thường bởi chúng có hiệu suất cao hơn, thể hiện rõ nét trên từng phần cứng CPU, Card đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm. Những chiếc máy trạm đồ họa được hướng tới mục đích xử lý các loại dữ liệu phức tạp trong các mô phỏng trong thiết kế, máy trạm chuyên render, các bản vẽ 3D trong xây dựng giao thông, xây dựng, cơ khí, tạo ra các hình ảnh động, các hoạt động nghiên cứu khoa học,v.v
Tổng quan máy trạm HP Z640
06/01/2020
1207
Tổng quan máy trạm HP Z640
Máy trạm hp workstation Z640 thuộc tầm trung trong dòng Z series, nó được dành riêng cho các nhà thiết kế, kỹ sư và các chuyên gia 3D, những người cần tới bộ nhớ khủng và sức mạnh của CPU. Mặc dù vẫn có nhiều lựa chọn cấu hình tương đương trên Z440 với giá rẻ hơn đôi chút, bao gồm các tùy chọn hiển thị GPU, lưu trữ giống nhau, tuy nhiên Z640 còn có khả năng tăng gấp đôi sức mạnh của CPU và bộ nhớ.