Loading...

Giải Pháp Máy Trạm Workstation Render

Ngày 06/01/2020
Để tìm hiểu giải pháp workstation render đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem Render là gì và máy trạm render hoạt động như thế nào.

Giải Pháp Máy Trạm Workstation Render

Render là gì?
Render hay kết xuất đồ họạ là quá trình sử dụng máy trạm render kiến tạo một mô hình hoặc tập hợp các mô hình thành một cảnh phim, hình ảnh nào đó bằng việc sử dụng phần mềm chuyên dụng. Hình ảnh này có thể là một hình ảnh số (digital image) hoặc một hình ảnh đồ họa điểm (raster graphics image). Thuật ngữ Render dùng để chỉ quá trình tính toán các hiệu ứng trong một tập tin biên tập phim để tạo kết quả video cuối cùng.

Giải pháp Workstation Render    
Giải Pháp Workstation Render là một trong những giải pháp phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, có thể kể tới như thiết kế kiến trúc (architecture), các chương trình mô phỏng (simulators), điện ảnh (movies) hay trong hiệu ứng đặc biệt (special effects) trên TV, trong hình tượng hóa thiết kế (design visualisation), trò chơi video và điện tử (computer and video games),…

Như đã biết, quá trình render đòi hỏi tiêu tốn một lượng tài nguyên lớn và thời gian render cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi dòng workstation render chuyên dụng. Hai hình thức render được sử dụng phổ biến hiện nay là máy trạm render CPU và GPU Workstation. Mỗi hình thức lại chứa đựng những ưu và nhược điểm riêng.

Máy trạm render CPU
Kết xuất đồ họa bằng máy trạm render CPU là giải pháp được dân đồ họa sử dụng nhiều năm trở về trước, nó được xem hình thức truyền thống. Việc render- kết xuất đòi hỏi khai thác tài nguyên, thời gian và xử lý ưu tiên tập trung, đó cũng là lợi thế của Workstation render CPU bởi nó chính là bộ vi xử lý trung tâm có thể phân luồng làm việc với nhiều core và luồng phân tải cùng một lúc.

Vậy nên ưu điểm của Render bằng CPU thể hiện rõ nhất khi sử dụng bộ vi xử lý mạnh đa luồng như : Core i5, core i7, hoặc dòng E3-1200 V4 dùng bởi dòng các Máy trạm Workstation render CPU chuyên dụng, bên cạnh đó kết hợp mainboard của Supermicro tích hợp lên tới 2 CPU lại tăng gấp đôi sức mạnh. Ngược lại nó cũng là nhược điểm đối với với dòng CPU thấp như core i3, core 2 dual , Intel Pentium…

 

Máy trạm render GPU

Nếu Render bằng máy trạm render CPU thì hệ thống sẽ phải làm rất nhiều việc: tính toán các điểm, đỉnh cũng như là đường mẫu 3D trong file thành các điểm ảnh và mảng màu theo dạng 2D sau đó truy xuất nó ra màn hình. Còn với Máy trạm Workstation render GPU, chúng ngay lập tức tạo ra các ma trận điểm ảnh và mảng màu. Lúc này CPU chỉ việc phân công cho các thành phần này, do vậy mà công việc của GPU sẽ nhẹ hơn rất là nhiều và GPU Workstation hoàn toàn có thể dùng sức mạnh của nó một cách tối đa.

Nếu Render bằng CPU thiên về xử lý nhiều chương trình cùng một lúc thì render bằng GPU lại thiên về tốc độ, Workstation chuyên render GPU thường có mỗi card đồ họa được thiết kế chuyên biệt cho từng mục đích sử dụng cho từng lĩnh vực khác nhau: GPU của Nvidia Gefore là Card cho dân nghiền Game hoặc máy trạm Workstation render video, hình ảnh, sản xuất phim. Trong khi đó Nvidia Quadro là GPU Workstation cho thiết kế, máy trạm render kiến trúc, các dòng máy tính Workstation CAD, sáng tạo nội dung kỹ thuật số, Nvidia TESLA lại dành cho các ứng dụng đồ họa cao cấp, chuyên nghiệp, nghiên cứu khoa học …

 

Workstation chuyên render và các dòng Card Graphics

 

Mặc dù trên lý thuyết, các dòng Workstation chuyên render được phân định rõ ràng sẽ dùng cho phân khúc, quy mô nào nhưng trên thực tế việc chọn dòng máy trạm render sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách dự toán và công việc cụ thể, vì vậy việc đưa ra lựa chọn ở đây sẽ chỉ mang tính chất tương đối cho nhà đầu tư, tất nhiên vẫn sẽ rất sát với nhu cầu thực tế.

Ví dụ về loại máy được dùng làm máy trạm render video, hình ảnh, hoặc thậm chí là thiết kế, đồ họa có thể lựa chọn dòng máy: SYS-7037A-i, SYS-7047A-T, SYS-7047A-73,…đây được xem là dòng máy trạm đa năng với giá cực kỳ hấp dẫn của hãng Supermicro

Còn về card đồ họa, do tính chất công việc nên chúng tôi đề xuất sử dụng dòng card đồ họa NVIDIA Quadro K620 2GB – có giá thành hợp lý. NVIDIA Quadro K620 có thể xuất được ra 2 màn hình sử dụng chuẩn giao tiếp DVI-I và DisplayPort.

Nếu nâng cấp lên khối lượng công việc lớn hơn nên dùng card đồ họa 3D như NVIDIA Quadro K2200 4GB hoặc dòng card đồ họa cao cấp 3D NVIDIA Quadro M4000 8GB

Ngoài ra NVIDIA còn cung cấp dòng NVS video card chuyên dùng để xuất nhiều màn hình như NVS 510 2GB có thể xuất tới 4 màn hình

Cấu hình máy trạm Render tham khảo

Một cấu hình dạng tham khảo về máy trạm Render có chi phí trung bình, chúng tôi muốn gửi tới người dùng:

– Bo mạch chủ : SUPERMICRO MBD-X10DAI Motherboard Dual LGA 2011-3 Dual Intel Socket 2011-V3.
– Cpu : 02 x Intel® Xeon® Processor E5-2697 v3 ( 35M Cache, 2.60 GHz 18Cores 36Threads) = 72 Threads
– Ram : 64Gb ( 4 16Gb ) DDR4 Ecc Rdimm (12 Slots), support 128GB ram
– Ổ cứng : 1 x 128Gb Plextor PX-128M6Pro Sata 3 6Gb/s.
– Ethernet : Dual 2 Gigabit ports
– Card đồ họa: Nvidia Quadro
– Case: Tower ATX Support 7 HDD
– PSU : Corsair AX1200i Digital ATX Power Supply — 1200 Watt 80 PLUS

 

 

 

Các Tin Tức Khác
Xem thêm »
So sánh Dịch vụ truy cập máy tính từ xa RDS với dịch vụ Ảo hóa hạ tầng máy trạm VDI
04/04/2020
1570
So sánh Dịch vụ truy cập máy tính từ xa RDS với dịch vụ Ảo hóa hạ tầng máy trạm VDI
Trong công cuộc chuyển đổi số ngày nay, các công ty luôn mong muốn áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm mang lại sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tăng năng suất, đáp ứng các yêu cầu hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai. Ảo hóa máy tính để bàn (Desktop virtualization) là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong xu hướng công nghệ, nó có khả năng cung cấp hiệu suất cao, bảo mật cao và tính linh hoạt cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Trong đó, dịch vụ truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Service - RDS) hoặc ảo hóa hạ tầng máy trạm (Virutal Desktop Infrastructure - VDI) đều có thể đáp ứng được nhu cầu về ảo hóa máy tính để bàn của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự tương đồng và khác biệt, điểm mạnh và điểm yếu của 2 giải pháp
Giải pháp máy trạm Gaming workstation
06/01/2020
1036
Giải pháp máy trạm Gaming workstation
Bạn có biết sự khác nhau cơ bản giữa một gaming workstation và một chiếc máy tính thông thường? Đó là khi dùng để chơi game, phần cứng của máy trạm gaming sẽ được nâng cấp cao hơn, từ Ram, cpu, bộ nhớ, và đặc biệt là card đồ họa
HP ra mắt Z8 tối đa 56 lõi, Ram 3TB, 9 khe PCIe, 1700 W
06/01/2020
1506
HP ra mắt Z8 tối đa 56 lõi, Ram 3TB, 9 khe PCIe, 1700 W
HP mới đây đã cập nhật dòng máy trạm Z8 dual-processor mạnh nhất trong hệ thống. Máy trạm HP Z8 sẽ là đỉnh cao của các máy tính của HP để sử dụng cá nhân và chuyên nghiệp và giá của nó trong cấu hình cao cấp sẽ vượt qua cả những máy chơi game hàng đầu.
HP Z840 – Sản phẩm cao cấp nhất thuộc dòng Z
06/01/2020
1355
HP Z840 – Sản phẩm cao cấp nhất thuộc dòng Z
Z840 là máy trạm cao cấp nhất trong dòng Z của HP, có nhiều các tính năng kỹ thuật cải thiện đáng kể so với các dòng trước.
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa
06/01/2020
1015
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa là một xu hướng mới của người dùng chuyên nghiệp, các đơn vị hay doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa, thay cho những chiếc máy tính thông thường bởi chúng có hiệu suất cao hơn, thể hiện rõ nét trên từng phần cứng CPU, Card đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm. Những chiếc máy trạm đồ họa được hướng tới mục đích xử lý các loại dữ liệu phức tạp trong các mô phỏng trong thiết kế, máy trạm chuyên render, các bản vẽ 3D trong xây dựng giao thông, xây dựng, cơ khí, tạo ra các hình ảnh động, các hoạt động nghiên cứu khoa học,v.v
Tổng quan máy trạm HP Z640
06/01/2020
1205
Tổng quan máy trạm HP Z640
Máy trạm hp workstation Z640 thuộc tầm trung trong dòng Z series, nó được dành riêng cho các nhà thiết kế, kỹ sư và các chuyên gia 3D, những người cần tới bộ nhớ khủng và sức mạnh của CPU. Mặc dù vẫn có nhiều lựa chọn cấu hình tương đương trên Z440 với giá rẻ hơn đôi chút, bao gồm các tùy chọn hiển thị GPU, lưu trữ giống nhau, tuy nhiên Z640 còn có khả năng tăng gấp đôi sức mạnh của CPU và bộ nhớ.