Loading...

Main Server là gì ? Mua Mainboard Server cần chú ý những gì ?

Ngày 06/12/2019
Trong số các thành phần linh kiện máy chủ, main server là một linh kiện rất quan trọng và cũng khá phức tạp của một bộ máy chủ server. Bài viết này Máy Chủ Việt sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về main server là gì và ý nghĩa của các thông số có trên mainboard.

Main Server là gì ? Mua Mainboard Server cần chú ý những gì ?

Mục Lục 

1 Main Server là gì?
2 Các thành phần cấu tạo của main server là gì

  • 2.1 Chipset
  • 2.2 BIOS
  • 2.3 Socket
  • 2.4 CPU
  • 2.5 BUS
  • 2.6 Khe cắm PCI-Express (PCIe)

3 Sự khác nhau giữa main server và main máy tính bàn thông thường
4 Các thông tin cần quan tâm khi chọn mua main server là gì?

Main Server là gì?

Main Server – tên gọi vắn tắt của Mainboard Server (hay còn gọi là mainboard máy chủ), là một linh kiện máy chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động cho các thiết bị linh kiện máy chủ server khác hoạt động ổn định, đóng vai trò trung gian giao tiếp và liên kết các thiết bị linh kiện khác với nhau.

Trên main server thường có các socket (nơi lắp đặt bộ vi xử lý CPU), khe cắm RAM, các khe cắm khác cho phép gắn các bo mạch phụ hay các loại card hỗ trợ, các chipset xử lý và các cổng kết nối  thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, màn hình,…các thành phần này các bạn tìm hiểu thêm ở mục tiếp theo.

Các thành phần cấu tạo của main server là gì
Chipset

Chipset là một thành phần giữ chức năng rất quan trọng trên mainboard server. Chipset có nhiệm vụ giúp đưa dữ liệu từ ổ cứng tới bộ nhớ rồi đi đến bộ vi xử lý CPU. Đồng thời, đảm bảo các thiết bị linh kiện khác như các card mở rộng và các thiết bị ngoại vi có thể liên lạc được với vi xử lý CPU và với các linh kiện khác.

BIOS
BIOS (Basic Input/Output System) là hệ thống xuất nhập cơ bản rất quan trọng của main server, có nhiệm vụ lưu trữ các thiết lập và các thông số dữ liệu hoạt động của hệ thống. BIOS có thể được hàn trực tiếp hoặc được cắm trên một khe cắm có thể tháo rời trên mainboard máy chủ.

Socket
Socket là số chân tiếp xúc hoặc chân cắm của vi xử lý CPU lên mainboard, loại socket của bộ vi xử lý CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại socket mà main máy chủ hỗ trợ.

CPU
Các chuẩn socket trên các mainboard thường khác nhau, tùy thuộc vào mainboard hỗ trợ cho bộ vi xử lý CPU của hãng nào (AMD hoặc Intel). Bạn không thể cắm CPU của hãng này lên mainboard hỗ trợ CPU hãng khác, vì mỗi hãng sẽ có những loại socket đặc trưng riêng.

BUS
Là hệ thống tần số hỗ trợ truyền tải dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính, thường thì những thiết bị có tốc độ bus cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lý CPU chạy tốc độ bus thấp hơn.

Khe cắm PCI-Express (PCIe)
Các khe PCIe trên mainboard có chức năng dùng để cắm thêm các thiết bị hỗ trợ thêm cho máy chủ server như card RAID, card mạng, card âm thanh, card màn hình VGA…

Sự khác nhau giữa main server và main máy tính bàn thông thường
Tương tự như các main máy tính bàn thông thường, main máy chủ cũng là một bảng mạch với vai trò là cầu nối trung gian giao tiếp giữa CPU với các thiết bị linh kiện khác của máy chủ. Nhưng main server lại có những đặc điểm riêng biệt so với main máy tính bàn như sau:

  • Socket: số lượng socket trên main server không chỉ dừng lại ở 1 socket như main máy tính bàn, số lượng socket trên main server thường là 2 socket trở lên tùy vào nhu cầu sử dụng của từng server.
  • Khe cắm bộ nhớ RAM: số lượng khe cắm RAM của main server thường nhiều hơn main máy tính bàn, có thể cắm và sử dụng đồng thời cùng một lúc nhiều thanh RAM nhằm giúp tăng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng server của người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
  • Cổng kết nối: ngoài khe cắm RAM ra thì các cổng kết nối trên main server cũng có số lượng nhiều hơn so với main máy tính bàn, nhằm giúp người dùng có thể lắp đặt thêm nhiều thiết bị hỗ trợ tùy vào nhu cầu sử dụng của họ như các loại card RAID, card LAN,…
  • Thời gian hoạt động: main server được thiết kế để có thể hoạt động một cách liên tục và ổn định trong một thời gian dài mà không bị lỗi. Ở main máy tính bàn thì không có điều này.

Các thông tin cần quan tâm khi chọn mua main server là gì?

  • Hãng sản xuất: Ưu tiên chọn những hãng sản xuất mainboard server uy tín, tiêu chí này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng và độ bền của mainboard. Một số thương hiệu nổi tiếng chuyên về mainboard server như Supermicro, Intel, Asus,…
  • Kích thước: đây là một trong những yếu tố cơ bản cần biết khi lựa chọn mua main server nhưng ít người để ý nhất. Cần quan tâm đến đặc điểm này để tìm cho mình một mainboard phù hợp với chassis server mà bạn muốn lắp đặt.
  • Chipset: chi tiết này sẽ cho chúng ta biết thông tin về khả năng của main server có thể hỗ trợ và tương thích với những CPU server nào, card mở rộng nào, hỗ trợ bao nhiêu khe cắm RAM và dung lượng hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM.
  • Tốc độ BUS: tốc độ bus càng cao thì có thể cắm được các loại RAM tốt hơn, hiệu năng cao hơn.
  • Các cổng hỗ trợ: một main server có nhiều khe cắm RAM hay nhiều khe cắm mở rộng, cổng kết nối sẽ thuận tiện hơn nhiều khi làm việc với lượng công việc lớn.

Ngoài ra, có một số mainboard máy chủ có hỗ trợ thêm khả năng ép xung (OC – Overclock) nhằm tăng tốc tốc độ xung nhịp cho CPU cao hơn so với mức xung nhịp bình thường của nó và một số mainboard được bổ sung thêm các tính năng như tự update firmware, tích hợp nhiệt kế cho CPU,…

Mua main server ở đâu tốt?

Mua main server chính hãng, quý khách sẽ nhận được những gì?

  • Sự tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
  • Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 sau khi mua hàng nếu gặp sự cố.
  • Giao hàng nhanh chóng, miễn phí giao hàng và hỗ trợ lắp đặt tận nơi (áp dụng cho khách hàng tại TPHCM và Hà Nội)
  • Giá sản phẩm luôn hấp dẫn, nhiều ưu đãi khi mua hàng.
  • Dịch vụ hậu mãi hàng đầu Việt Nam được các doanh nghiệp lớn tin dùng.
  • Sản phẩm chính hãng, uy tín và chất lượng.

 

Các Tin Tức Khác
Xem thêm »
So sánh Dịch vụ truy cập máy tính từ xa RDS với dịch vụ Ảo hóa hạ tầng máy trạm VDI
04/04/2020
1569
So sánh Dịch vụ truy cập máy tính từ xa RDS với dịch vụ Ảo hóa hạ tầng máy trạm VDI
Trong công cuộc chuyển đổi số ngày nay, các công ty luôn mong muốn áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm mang lại sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tăng năng suất, đáp ứng các yêu cầu hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai. Ảo hóa máy tính để bàn (Desktop virtualization) là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong xu hướng công nghệ, nó có khả năng cung cấp hiệu suất cao, bảo mật cao và tính linh hoạt cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Trong đó, dịch vụ truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Service - RDS) hoặc ảo hóa hạ tầng máy trạm (Virutal Desktop Infrastructure - VDI) đều có thể đáp ứng được nhu cầu về ảo hóa máy tính để bàn của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự tương đồng và khác biệt, điểm mạnh và điểm yếu của 2 giải pháp
Giải pháp máy trạm Gaming workstation
06/01/2020
1036
Giải pháp máy trạm Gaming workstation
Bạn có biết sự khác nhau cơ bản giữa một gaming workstation và một chiếc máy tính thông thường? Đó là khi dùng để chơi game, phần cứng của máy trạm gaming sẽ được nâng cấp cao hơn, từ Ram, cpu, bộ nhớ, và đặc biệt là card đồ họa
Giải Pháp Máy Trạm Workstation Render
06/01/2020
1077
Giải Pháp Máy Trạm Workstation Render
Để tìm hiểu giải pháp workstation render đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem Render là gì và máy trạm render hoạt động như thế nào.
HP ra mắt Z8 tối đa 56 lõi, Ram 3TB, 9 khe PCIe, 1700 W
06/01/2020
1506
HP ra mắt Z8 tối đa 56 lõi, Ram 3TB, 9 khe PCIe, 1700 W
HP mới đây đã cập nhật dòng máy trạm Z8 dual-processor mạnh nhất trong hệ thống. Máy trạm HP Z8 sẽ là đỉnh cao của các máy tính của HP để sử dụng cá nhân và chuyên nghiệp và giá của nó trong cấu hình cao cấp sẽ vượt qua cả những máy chơi game hàng đầu.
HP Z840 – Sản phẩm cao cấp nhất thuộc dòng Z
06/01/2020
1355
HP Z840 – Sản phẩm cao cấp nhất thuộc dòng Z
Z840 là máy trạm cao cấp nhất trong dòng Z của HP, có nhiều các tính năng kỹ thuật cải thiện đáng kể so với các dòng trước.
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa
06/01/2020
1014
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa
Máy trạm workstation thiết kế đồ họa là một xu hướng mới của người dùng chuyên nghiệp, các đơn vị hay doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa, thay cho những chiếc máy tính thông thường bởi chúng có hiệu suất cao hơn, thể hiện rõ nét trên từng phần cứng CPU, Card đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm. Những chiếc máy trạm đồ họa được hướng tới mục đích xử lý các loại dữ liệu phức tạp trong các mô phỏng trong thiết kế, máy trạm chuyên render, các bản vẽ 3D trong xây dựng giao thông, xây dựng, cơ khí, tạo ra các hình ảnh động, các hoạt động nghiên cứu khoa học,v.v